Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN

Trong doanh nghiệp phát sinh rất nhiều khoản chi phí với những mục đích chi khác nhau theo từng lĩnh vực hoạt động. Thế nhưng không phải khoản chi phí nào cũng đều được tính là chi phí được trừ, nó cần phải đáp ứng các điều kiện nếu không sẽ bị loại.

Bài viết dưới đây Kế Toán Thuận Phát giúp các bạn nắm được những khoản chi phí được trừ và không được khi tính thuế TNDN:
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu thế nào là chi phí được trừ và chi phí không được trừ

I. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ
+ khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
+ khoản chi từ 20 triệu đồng trở lên có hóa đơn thanh toán không dùng tiền mặt gồm cả hóa đơn trực tiếp

II. CHI PHÍ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ
- Chi phí không được trừ có nghĩa là khi kế toán làm tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý và tờ khai quyết toán thuế TNDN phải lọc ra tất cả các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN.

1. Các khoản chi phí thực tế phát sinh có hóa đơn nhưng không liên quan đến hoạt động SXKD
VD: Công ty Cổ phần tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp Thuận Phát chuyên đào tạo kế toán nhưng có một hóa đơn mua tivi viết tên công ty (nhưng thực tế là mua về gia đình xem)
2. Các khoản chi phí thực tế doanh nghiệp có phát sinh có liên quan đến hoạt động SXKD nhưng lại không có hóa đơn theo quy định của pháp luật.
VD: Công ty Cổ phần tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp Thuận Phát trong quá trình hoạt động thì phải sử dụng văn phòng phẩm nhưng khi mua văn phòng phẩm ở cửa hàng chỉ cho hóa đơn bán lẻ không phải hóa đơn GTGT hay hóa đơn thông thường thì thuế không chấp nhận khoản chi đó được trừ.
3. Liên quan đến các khoản thanh toán hóa đơn trên 20 triệu
Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có tổng trị giá trên hóa đơn lớn hơn hoặc bằng 20 triệu khi thanh toán không dùng tiền mặt.
4. Liên quan đến các khoản chi có tính chất phúc lợi.
Được quy định tại TT151/2014 và TT78/2014 và sửa đổi của TT96/2015
Có nghĩa là các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:
“Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát,
2/9;30/4,1/5 và tiền thưởng tết âm lịch, dương lịch......” Tổng các khoản chi này không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp
VD: Tổng tiền hạch toán năm 2019 là
Nợ TK 642: 1,2 tỷ
      Có TK 334: 1,2 tỷ
Lấy 1,2 tỷ/12tháng = 100 triệu

=> Như vậy năm 2019 không DN không được chi khoản có tính chất phúc lợi vượt quá 100tr.
5. Các khoản chi tiền lương, tiền thưởng cho người lao động:
Có nghĩa là các khoản chi không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động,Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính của công ty,…
Lưu ý: Các khoản chi lương để được tính vào chi phí được trừ thì phải chi chậm nhất vào Qúy 1 năm kế tiếp:
VD: Lương năm 2019 chi vào 01/2020 (đến hết 30/3/2020 làm quyết toán TNCN) thì được tính chi phí vào 2019 còn chi vào quý 2/2020 thì tính chi phí sang 2020.
Lưu ý: Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH một thành viên tư nhân thì chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ.
6.  Các khoản chi liên quan đến TSCĐ, CCDC
- TSCĐ phải được đăng ký tên của DN và khấu hao theo khung quy định TT45/2013
- Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (mà DN không chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn) thì chỉ được tính vào chi phí được trừ trên Nguyên giá là 1,6 tỷ.
- CCDC không được phân bổ vượt quá 36 tháng (quá sẽ bị loại).
7. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, ...vượt mức tiêu hao hợp lý.
- DN sản xuất, vận tải.....xây dựng định mức lưu giữ tại DN không phải nộp cơ quan thuế khi cơ quan thuế vào kiểm tra thì trình (theo TT78/2014 quy định)
- Nếu DN xây dựng định mức nhưng trong quá trình phát sinh lại lấy chi phí vượt quá thì phân vượt quá này sẽ loại khi quyết toán còn không kế toán loại trước trên tờ khai.
8. Chi trang phục:
- Theo thông tư 78: Thì được 5tr/1ng/1 năm => Bằng tiền hoặc hiện vật
- Theo thông tư sửa đổi 96 : Thì được 5tr/lng/năm => Bằng tiền mặt; còn chị có hóa đơn thì không khống chế nhưng phải được ghi rõ trong quy định nội bộ công ty
9. Chi lãi vay:
- Vay tổ chức tín dụng => không khống chế được tính vào chi phí được trừ.
- DN vay của cá nhân có tính lãi thì chi phí lãi vay không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
=> Vậy nếu vượt quá thì phải loại chi phí đó trên tờ khai.
Kế toán lưu ý:
+ Liên quan đến vay cá nhân nhớ khấu trừ lại 5% trước khi trả lãi và phải kê khai phát sinh vào mẫu 06/TNCN (theo tháng hoặc theo quý) DN phải kê khai nộp thuế cho cá nhân - nếu cá nhân yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thì cấp
+ Kiểm tra xem doanh nghiệp góp đủ vốn chưa ? nếu chưa góp đủ vốn thì sẽ bị loại chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn góp thiếu.
Thời hạn góp vốn :
+ Nếu DN thành lập từ 1/7/2015 : Công ty CP và TNHH góp đủ vốn trong vòng 90 ngày (Kể từ ngày đăng kí kinh doanh)
10. Chi phạt hành chính
- Nếu DN bị phạt vi phạm hành chính: như nộp chậm tờ khai thuế, chậm nộp tiền thuế, thì các khoản này không được tính vào chi phí được trừ.
11. Chi phí đi công tác và chi phí điện nước:
- Chi phí đi công tác theo TT96/2015 không khống chế vượt quá 02 lần mức quy định nhưng phải được quy định cụ thể trong quy chế công ty.
- Chi phí điện nước: Có tên công ty, còn nếu thuê nhà làm văn phòng mang tên chủ nhà thì phải nghi rõ trên hợp đồng thuê.
12. Chi phí thuê tài sản của cá nhân (như cho thuê nhà làm văn phòng, nhà xưởng hoặc thuê xe ô tô cá nhân )
Để được tính vào chi phí được trừ doanh nghiệp cần có đủ hồ sơ theo từng trường hợp thỏa thuận trên hợp đồng như sau:

 
1. Ghi cá nhân cho thuê TS phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế 2. Bên cho thuê ủy quyền bên thuê nộp hộ thuế - Giá thuê đã bao gồm thuế (tiền thuế không được tính vào chi phí được trừ) 3. Bên thuê có trách nhiệm nộp thay cho cá nhân - Giá thuê chưa bao gồm thuế (tiền thuế GTGT và TNDN được tính vào chi phí được trừ)
Bộ hồ sơ DN là: Bộ hồ sơ DN là: Bộ hồ sơ DN là:
+ Hợp đồng thuê VP + Hợp đồng thuê VP + Hợp đồng thuê VP
+ Phiếu chi tiền hoặc chứng từ thanh toán qua ngân hàng + Phiếu chi tiền hoặc chứng từ thanh toán qua ngân hàng + Phiếu chi tiền hoặc chứng từ thanh toán qua ngân hàng
=> Kê vào mẫu 01/TNDN theo TT78 => Kê vào mẫu 01/TNDN theo TT78 + Chứng từ nộp thuế môn bài+GTGT+TNCN
  (Chứng từ nộp thuế môn bài+GTGT+TNCN lưu tại DN) => Kê vào mẫu 01/TNDN theo TT78(không kê lệ phí môn bài)
 


















Lưu ý: Trường hợp 3 phải quy đổi giá chưa bao gồm thuế ra giá đã bao gồm thuế tỷ lệ là : 0.9
VD: Ghi trên hợp đồng giá chưa thuê chưa bao gồm thuế là 10.000.000đ/tháng
=>DN phải quy ra giá đã bao gồm thuế:
10.000.000/0.9 = 11.111.111đ x 5%  = 555.556đ
Lưu ý: Đối với hóa đơn điện nước mang tên chủ nhà không được kê khai khấu trừ VAT mà chỉ được tính vào chi phí


 

Hãy ib cho chúng tôi hoặc liên hệ để được chúng tôi tư vấn kỹ hơn:

☎️SỐ ĐIỆN THOẠI: 0989.770.019

PAGE: https://www.facebook.com/Ketoanthuanphat.vn

✉️Email: ketoanthuanphat6@gmail.com

NHÓM: https://www.facebook.com/groups/192707989330343

ĐỊA CHỈ: PHÒNG 609- SỐ 30 – HỒ TÙNG MẬU - CẦU GIẤY - HÀ NỘI