Tiền lương tháng thứ 13 có phải đóng thuế TNCN không???

Thực tiễn cho thấy, lương tháng 13 là một trong những chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Khi xã hội ngày càng phát triển thì các chế độ phúc lợi ngày càng được chú trọng, nâng cao. Theo thời gian, khi chính sách tiền lương đã rõ ràng hơn, các doanh nghiệp đều thống nhất trả đủ lương hàng tháng cho người lao động.
Vậy, khoản tiền thưởng, lương tháng thứ 13 này có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không? Trong bài viết này, Kế toán THUẬN PHÁT xin được làm rõ vấn đề tiền lương tháng 13, tiền thưởng của người lao động có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ Luật Lao động Luật số 45/2019/QH14 quy định về tiền thưởng cho người lao động như sau:
Điều 104. Thưởng
1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

Trên thực tế, Luật không quy định tháng lương thứ 13, nên doanh nghiệp có thể coi tháng lương thứ 13 là thưởng Tết. Do đó, về nguyên tắc, tiền lương tháng 13, tiền thưởng là khoản không mang tính bắt buộc. Việc có lương tháng 13 (tiền thưởng) sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận của người sử dụng lao động với người lao động thông qua hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, đặc biệt là còn căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp (đơn vị sản xuất kinh doanh).

I. Điều kiện để đưa chi phí tiền lương tháng 13 vào chi phí hợp lệ:
– Được quy định cụ thể (bao gồm mức tiền và các điều kiện được hưởng) tại hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể, được sự đồng ý của hội đồng quản trị và được tính toán hợp lý (gắn liền và phù hợp với kết quả kinh doanh của đơn vị).
– Được chi trả trước thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm.
(Theo Tiết b, Điểm 2.5, Khoản 2, Điều 6, Chương II  Thông tư số 78/2014/TT-BTC  ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN).
>> Như vậy:
Tiền lương tháng 13 là một khoản tiền thưởng, được tính vào chi phí được trừ, nếu khoản thưởng đó được ghi ở  một trong những văn bản sau của doanh nghiệp:
  • Hợp đồng lao động
  • Thoả ước lao động tập thể
  • Quy chế tài chính
  • Quy chế thưởng

II. Thời điểm hạch toán chi phí tiền thưởng lương tháng 13:
Hạch toán lương tháng 13 vào năm tài chính nào?
"Căn cứ theo quy định trên thì về nguyên tắc, khoản lương tháng thứ 13 năm 2016 của Công ty chi trả cho người lao động trước thời điểm nộp báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2016 (ngày 31/03/2017) được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2016, nếu các khoản tiền lương tháng thứ 13 này được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty; Quy chế thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty quy định theo quy chế tài chính của Công ty."
(Theo Công văn 3620/CT-TTHT ngày 24/4/2017 của Cục thuế TPHCM)
"Trường hợp Công ty theo trình bày có chi trả tiền lương tháng 13 và khoản “thưởng năm” cho người lao động, khoản chi này nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ nêu tại Khoản 2.6 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, cụ thể:
+ Khoản tiền lương tháng 13 năm 2015, thực chi tháng 12 năm 2015 được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2015.
+ Khoản thưởng năm” do Tổng giám đốc xem xét và quyết định hàng năm dựa trên kết quả kinh doanh và năng lực, hiệu quả làm việc của người lao động thực chi tháng 4 năm 2016 được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2016."
(Theo Công văn số 512/CT-TTHT ngày 16/1/2017 của Cục thuế TPHCM)
>> Nghĩa là:
- Nếu Công ty chi trả cho người lao động trước thời điểm nộp Hồ sơ quyết toán thuế năm thì được hạch toán vào chi phí của năm đó.
- Nếu Công ty chi trả tiền lương tháng 13 sau thời điểm nộp Hồ sơ quyết toán thuế năm thì chỉ được tính vào chi phí của năm sau.
- Lương tháng 13 nếu muốn được hạch toán phải có quy định cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ: HĐLĐ, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính hoặc Quy chế thưởng.

>> Tóm lại Tiền lương thưởng tháng 13:
- Nếu hạch toán vào chi phí trong năm tài chính và Thực chi trước khi nộp Hồ sơ Quyết toán thuế TNDN năm đó => Thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN năm đó.
- Nếu hạch toán vào trong năm tài chính - Nhưng đến hạn nộp Hồ sơ Quyết toán thuế TNDN mà chưa THỰC CHI => Thì không được trừ vào chi phí trong năm đó - Mà được tính vào chi phí năm sau (năm thực chi).

Ví dụ: Tiền thưởng lương tháng 13 năm 2021 => Các bạn hạch toán vào tháng 12/2021.
+ Nhưng đến 20/2/2022 mới thực chi -> Thì được tính vào chi phí năm 2021 (Vì thực chi trước hạn nộp Hồ sơ Quyết toán thuế).
+ Nhưng nếu Chi từ ngày 1/4/2022 trở đi (Tức là đã hết hạn nộp Hồ sơ Quyết toán thuế năm 2021) => Thì Không được trừ vào năm 2021 mà Tính vào năm 2022.

III. Tiền thưởng lương tháng 13 có tính thuế TNCN?
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTCĐiều 11 Thông tư 92/2015/TTBTC quy định:
"Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ 1 số khoản phụ cấp, trợ cấp được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán (trừ 1 số khoản được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)"

>> Kết luận: Tiền lương thưởng tháng 13 là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.

IV. Thời điểm tính thuế TNCN tiền lương tháng 13:
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNCN:
“b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế."
>> Kết luận: Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm thực trả tiền thưởng:
"Trường hợp Công ty trả lương tháng 13 năm 2017 cho nhân viên vào thời điểm tháng 2/2018 thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN tháng 2/2018 của nhân viên và Công ty có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ thu nhập tháng 2/2018 (bao gồm cả lương tháng 13 năm 2017) để tính và khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần.
- Trường hợp Công ty có quy định chi tiền nghỉ mát, bảo hiểm sức khỏe.... cho nhân viên đáp ứng là khoản chi phúc lợi thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Điểm 2.30 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính. Tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của Công ty."
(Theo Công văn số 65146/CT-TTHT ngày 2/10/2017)
"Căn cứ theo quy định trên, trường hợp Công ty trình bày, tiền lương tháng 12/2016, tháng 13/2016 của người lao động được Công ty trả vào tháng 01/2017 thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN trong năm 2017 và quyết toán thuế TNCN cho kỳ tính thuế năm 2017."
(Theo Công văn số 941/CT-TTHT ngày 7/2/2017)
>> Nghĩa là:
- Tiền lương tháng 13 của năm trước được chi trả trong năm sau thì thời điểm tính thuế TNCN là tháng/quý thực trả trong năm sau.
Ví dụ: Tiền thưởng lương tháng 13 năm 2021, DN bạn trả vào ngày 10/1/2022 thì các bạn cộng gộp cả tiền lương tháng 1 và tiền thưởng đó vào để tính thuế TNCN cho tháng 1/2022 và Quyết toán thuế TNCN cho kỳ tính thuế năm 2022.

V. Tiền lương tháng 13 có phải đóng BHXH không?
"Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác."
(Theo Công văn số 540/LĐTBXH-BHXH ngày 6/2/2018)
>> Nghĩa là:
- Tiền Lương tháng 13 không phải đóng BHXH (Vì thực chất là một khoản tiền thưởng theo Điều 104 Bộ Luật Lao động
- Nếu khoản "lương" này được ghi ở mục RIÊNG của hợp đồng lao động, tức không gộp chung trong cái gọi là "tiền lương" thì được miễn tính đóng BHXH
 

Hãy ib cho chúng tôi hoặc liên hệ để được chúng tôi tư vấn kỹ hơn:

☎️SỐ ĐIỆN THOẠI: 0989.770.019
????PAGE: https://www.facebook.com/Ketoanthuanphat.vn
????WEBSITE: https://ketoanthuanphat.vn/
✉️Email: ketoanthuanphat6@gmail.com
????‍????‍????‍????NHÓM: https://www.facebook.com/groups/192707989330343
????ĐỊA CHỈ: PHÒNG 609- SỐ 30 – HỒ TÙNG MẬU - CẦU GIẤY - HÀ NỘI.